[Collection] Trước thềm 30

Đây là những bài viết góp nhặt trên mạng, không phải mình viết.

3 câu hỏi cho những năm 20 tuổi

Nếu tôi của tuổi 18 hỏi “Điều gì là quan trọng cho những năm tháng tuổi 20 ?”, tôi của hiện tại sẽ trả lời “Đó là trả lời cho 3 câu hỏi sau đây”.

Ngày đầu tiên của năm 30 tuổi, tôi ngồi nhìn lại hành trình tuổi 20 của mình, quãng thời mà người ta hay ví “như cơn mưa rào mùa hạ”. Đúc kết lại, hơn 10 năm tôi xa nhà du học, qua vài ba quốc gia, là để tìm cho mình câu trả lời cho 3 câu hỏi sau và tìm ra câu trả lời theo thứ tự liệt kê.

1. Tôi là ai ?

Hành trình tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai ?” là một hành trình dài, phức tạp và nhiều khi không hồi kết. Đó là hành trình tìm hiểu về thế giới xung quanh mình, đặt các câu hỏi về bản thân mình và để biết xem những giá trị nào là cốt lõi với mình. Với câu chuyện của tôi, có lẽ, tôi đã cần phải sang tận Pháp cách Việt Nam hơn 9000 cây số, rồi sau đó sang Hà Lan học tập, để tìm cho mình câu trả lời tương đối thoả mãn.

Câu trả lời cho “Tôi là ai ?” không có đúng-sai, cũng không bất biến. Nó sẽ phát triển theo thời gian và trải nghiệm trong cuộc sống. Nó nằm sâu thẳm trong mỗi người : sau biến cố, trải nghiệm, bạn khám phá ra nhiều điều về mình, bạn nhận ra những giá trị cốt lõi không thể từ bỏ. Nhưng một phần khác, là do bản thân mình xây đắp : những hành động, thói quen, cư xử, tính cách là do mình nuôi nấng.

Vì vậy, ở tuổi 20, hãy đi xa để khám phá, làm điều chưa từng làm, kết bạn mới để trải nghiệm. Nếu có thể, hãy dành thời gian, công sức, tiền bạc để yêu thương và đầu tư cho bản thân mình. Bởi vì ở tuổi 20, bạn cũng chưa có gì nhiều ngoài chính bản thân mình.

2. “Ai song hành cùng tôi ?”

Người bạn đời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, tinh thần và lựa chọn của bạn. Nếu chọn đúng người, đó sẽ là nguồn cảm hứng, động viên và là chỗ dựa vững chắc. Vì vậy cần dành thời gian để cân nhắc chọn lựa người bạn đồng hành, không tặc lưỡi chọn bừa, hay chọn vì bị áp lực.

Người bạn đồng hành cùng ta cũng là một cá thể riêng biệt, có giá trị riêng và sự lựa chọn riêng của bạn ý. Ta có thể cùng trưởng thành nhưng không thể thay đổi bản chất của họ.

Trên quãng đường trưởng thành, ta sẽ gặp nhiều người đặc biệt, có người cho ta cảm xúc rung động không thể so sánh, có người là chỗ dựa, là người thầy, có người chỉ cho ta một chân trời mới. Mỗi người bạn đó sẽ giúp ta trưởng thành hơn, dù là vì họ cho ta thấy những điều hay nên học tập, hay là những điều dở nên tránh, hoặc đơn giản là những điều ta chưa biết. Nhưng không phải lúc nào các con đường cũng sánh bước bên nhau. Có những lúc cần phải biết buông tay, để mỗi người được tự do phát triển theo hành trình của mình.

Người bạn đời rất quan trọng nhưng mà không thể quan trọng bằng bản thân mình. Và đặc biệt họ không thể đem lại hạnh phúc cho ta nếu ngay bản thân ta không tự tạo hạnh phúc cho mình. Một người không tự cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với bản thân thì khó lòng đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh. Vậy nên việc đối mặt với sự cô đơn và giải quyết những vấn đề của cá nhân mình là thiết yếu và nên làm trước khi quyết định chọn bạn đời.

3. “Liệu tôi có mun có con ? Nếu có, tôi sẽ thành cha/mẹ như thế nào ?”

Tôi quan niệm, quyết định làm cha/mẹ là lựa chọn quan trọng và nặng nề nhất. Đây cũng là một trong số các quyết định “một đi không trở lại” : cưới xin rồi có thể li hôn, chọn nhầm ngành nghề, công việc xong có thể học lại, đổi việc, mua nhà xong có thể bán đi. Nhưng đã có con, đã trở thành cha mẹ thì không thể huỷ bỏ coi như việc chưa từng.

Việc có con sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cá nhân ta, từ cuộc sống sinh hoạt thường ngày, cho tới những quyết định lớn và ít nhất trong vòng 18 năm cho tới khi con cái trưởng thành. Không những vậy, quyết định này ảnh hưởng tới đối tác của mình.

Và đặc biệt đây là quyết định mà người lớn lựa chọn thay cho đứa trẻ : chúng không tự quyết định mình có được sinh ra hay không, và được sinh ra và lớn lên trong điều kiện nào.

Vì vậy chuyện có con hay không, khi nào trở thành cha mẹ, và mình sẽ trở thành hình mẫu cha mẹ nào là một quyết định không thể xem nhẹ, không thể để người khác quyết định hộ, cũng như không áp đặt cho người xung quanh được.

Kết

Ở Việt Nam còn nhiều áp lực gia đình và xã hội. Tuy nhiên, mỗi người sẽ cần/và có hành trình riêng, sẽ bước đi theo nhịp của mình. Nếu may mắn và dũng cảm, bạn sẽ được làm chủ những lựa chọn, bước đi và tốc độ của mình.


The hard thing about adulting

Last week, I had a call with an old friend – a close former colleague. He told me he was about breaking up with the mom of his child. It hit me hard.

I start to wonder whether in the next decade, I will see some of my friends divorcing, or facing serious problems in their life, as I’m getting to my 30s.

In my 20s, I knew what to say when a friend asks me about a guy, wondering whether he was the one. I would say, ‘well, if he makes you sad, he is not the right one for you’. Giving up seem to be the wisest decision. In your 20s, dating is fun, like an open bar. There are a lot of choices, there are hope. This one is not the right one, maybe the next one will be, or the one after. Don’t settle down until you meet the right one, don’t lower your expectations. You are young, and free.

Then, time passing, people get engaged in serious relationships, get married, have children.

When my friend tells me about leaving his girlfriend, I don’t know what to say. I cannot tell him ‘oh, she is just not the right one, but no worry. Things are hard right now but you will meet the one soon’.

Because she is not just his ten-year-girlfriend. She is the mother of his child. They went through so many things together. It’s just not about an innocent relationship, it’s about a lifetime decision. It is not only about his life, her life, but also about their child’s present and future.

In your 20s, when we break up with someone, it’s about not seeing him, not calling him anymore, and maybe to move out, looking for a new apartment by your own.

Now, it will be about sharing the house you bought together, the mortgage you are having together, making a compromise about who will keep the child, who will watch for him in which day of the week. And in many case, you will have to hire a lawyer, go to the court, for months, or even for years.

He told me, ‘I’m 33 now, then 34, 35 years old soon. A 35-year-old single guy, with a kid, it will not easy, you know?’, and I understand him. In your 30s, most of your peers are married, or divorced, and have children. Your next relationship will not only about feeling in love, having the butterflies in your stomache anymore. It will also be about someone who accepts your kids, that your kids accept, and about you being able to deal with their kids. Things will be so much more complexe.

They met in high school, he was the nerd chubby boy, she was the pretty girl, they fell in love. Time passes, things change. He’s become a sportive, independent guy with a good job. She is still a naive girl who is searching for her way. They are going more and more in separate directions. Financially speaking, the gap is important.

A few years ago, he once told me about whether he should stay or not. They had few commun interests, she was dependant on him, financially and emotionally, and he felt to have all the weight on his shoulder.

Then, one or two years later, they welcomed their first child. Things seemed to get better. They found again a commun interest: their kid.

But as their son grows up, with the pandemic, the maternity leave, she is kind of being lost again. They are getting more and more apart. The same problems arise, once more, but this time, much more serious.

So, if you are in your 20s, and are wondering about a relationship, my advice for you, is to be brave.

Be brave to take it seriously. Don’t waste your time in relationship “for fun”.

If you see a problem, be brave to face it, to deal with it and fixe it. Nor time, nor a wedding, nor a child will erase your problem in a miraculous way.

Then if you tried and things don’t get better, be brave to leave. Don’t waste your time juste because you think you have a lot of time ahead. Believe me, your 20s will fly so fast.

And this is also true for boys.

Some years ago, my big brother sent me a video of Meg Jay about why the 30 is not the new 20. I didn’t understand, at all.

Lately, I rewatch her talk, things seem cristal clear for me. She was right. Your 30s are not your 20s. Most of your biggest life decisions are done by the age of 35: your career, your partner, whether or not having children.

I’m not the type of person who wants to interfere in others’ life. I’m not someone who thinks girls should be married by 25 (or 30) and have kids before 30 (or 35). My favorite advice for my friend is ‘you know best want to do’. I also think we rather should be alone than to be with the wrong person. I don’t think that having children is the ultimate reason of our existence, I don’t believe in maternal instinct.

But lately, I started to worry for my (girl) friend who is in her 30s and is still looking for love. I know that most of the guys of our age are already settle down. She will have less and less options, and more and more responsibility.

I start to understand why my mother rushed me so hard to get married some years ago and my parents ask me every time we talk about when we will have a child. It’s because they care for me, they are longing for me to choose the right person, to do the right thing. They are afraid that the more time flies, the older and weaker they will become, and one day, they won’t be there to help me anymore. There are things that are irreversible, sometimes, something bad.

But despite all the pressure from my parent, I took my time. My schedule has usually some years of delay compared to theirs. When my mom was so tired of urging me to get married that she started to say ‘well, if you don’t want to get married, no big deal. But think about having children, that’s all matter’, then I started to think about getting married.

I know that the 20s is stressful. I know that in your 20s, there are a lot of things to worry about: choose your university, find your career path, figure out who you are, what you want, who you want to be with. At the same time, you have almost nothing: no money, no experience. School, job, social activities, friends, then dating, etc. So many things to do.

If it was possible, I would not want to return back to my 20s. If it was to do it again, I’m not sure that I’d do better.

I’m not sure telling a twenty-something all what Meg Jay says will help. Because personally, I didn’t understand what she meant. Because, telling someone who is facing a choice and don’t know what to do that their decision is crucial, that doesn’t help. Because, you have to live it to know whether it was a good choice.

But I will still tell you what I think. Maybe, it can help. Even if this help one single person, it’s worth being told:

Finally, I think it’s never too soon to get mature, to be responsible. My friend’s girlfriend should have done it sooner. To be responsible for her life, to be independent, to face and overcome her fear. My friend, also, would have made the right choice sooner. Having a child together didn’t resolve their problem, it juste delayed it.

However, regretting the past doesn’t help either. It’s never too late to change. That hard decision they would have made in their 20s, probably now, it’s time for them to take, in their 30s. Ten years from now, when they look back, they might be thankful for what they are going to do now…


Too old too late?

This March, I started learning guitar. Well actually, I had learned guitar when I was 13 or 14 years old, but for a very short time, like one or two months.

This time, I was very enthusiastic: finally, I have time and money to learn a musical instrument, as I always feel ashamed of how I’m “illiterate” in music and always admire people who can play musical instruments.

What surprised me at first, however, it’s some comments from the teachers, about the fact that I’m an old learner, especially compared to my young “classmates” of 10 or 15 years old – half or one third of my age. This reminds me of how things like “children learn faster than adults” irritates me.

I think that it’s one of the common sayings that people repeat all over again, without really questioning whether it’s correct or not. How many times do you see an adult saying “oh, children adapt fast” talking about a child, and saying “oh, I’m too old to [learn a new language or some other new thing]” ? Is it true or it’s just an excuse?

When I think about my own experience, I think I forgot most of the things that I’d learned at school: poems, history, maths, etc. Some rare things that are still useful for me are: songs that I remember, French, English, some very basic maths and let’s say, the analytical/critical thinking.

Let’s take French, that I’ve been learning for 24 years now, as an example. I still don’t have a perfect French, I still make a lot of mistakes. Moreover, I know that many friends of mine, who studied French for 12 years since their 6 years old, then after some years not practicing, forgot the language already. What a low ROI (return on investment)!

Even for native speakers, it takes them a lot of hard work to master their own language! 8 year-old-children have limited level in their mother tongue, even though they’ve been learning 16 hours a day for 8 years!

Once I’ve understood that learning anything takes time and hard work, even for children, I finally understood why I should not compare my language with the native speakers’. Nothing comes “naturally” and it’s not about being a native speaker versus being a foreigner, it’s not about your gene or family/culture/background or anything that seems that vague. It’s very concrete and logical: if you spend 18 years studying something 16 hours a DAY, you will excel better than spending 16 hours a WEEK for 12 years. It’s the case for anything, not only language.

I think the point is we are more indulgent toward children. I remember my friend being amazed on how his newborn has learned to digest food, to eat, to sleep, to cry, etc. while he didn’t do much. Why do we find very simple things that babies do such fantastic, and in the meantime, underestimate all the effort of the parents: they have to adapt their daily life, learn how to take care of a human being, etc. ?

Children represent the future, we think they have time. We forgot how much time we spent and how we struggled studying. Children represent hope, and we project them to persevere. We forgot things that we started to learn then gave up.

However, I think it’s true to say that generally children have more time, in the present time (not about the remaining years before dying). For adults, we spend at least 10 hours per day at work. Then when we come back home, we have to take care of our family, do housework. We only have a few hours in the evening or on the weekend for hobbies. For children, if they want to do sports, play music, learn a new language, they (their parents) can manage to find a class between 9AM and 5PM.

People usually say that children have more facility to learn as the brain keeps growing. I would not discuss this biological aspect. I think however that adults have methods, and good methods are like shortcuts to learn faster. When I prepared for my university entrance, I knew a girl who had started learning French at 18 y.o. She had spent the whole year, only studying French (no school nor work). After one year and a half, she was as good as me after 12 years studying French! With focus, good methods (and time), you can do amazing things.

Back to my guitar learning topic, I’ve enjoying it so far. I appreciate small things like the day I can read the musical notes, the first piece of music I can play, etc. I think I’ve been further than I had been 15 years ago. I try to cherish all the little steps that I’ve achieved, I try to nourish my motivation. It’s the most important thing: do not give up.

My mother started using the computer at 55. My 85-year-old father use Facebook with ease. I think I can’t say, well, I’m too old to learn to play the guitar


study shows that yet happiness increases along with income for people with a pay check, you don’t feel greater well-being above the $75,000 plateau

As we have seen, money is very important in our life, but is not enough to bring us fulfilment. So, “how should we use money at best?”. Here are some insights that I have learned from the Time.

First, use your money to buy moments, not stuff. Memorable experiences, enjoyable moments will last in our souvenirs. They are valuable. We will recall them years, even decades later, very few material purchase last that long.

The second advice is to spend with others, and spend on others. Rather than to go to shop alone and on yourself only, you can enjoy it with your friends, or spend money to please your family. Happiness brings happiness, you will feel the connection, the synergy.

The third advice comes from my experience, I think that you should spend your money as an investment. It can be a material investment like to build a house, to grow a business that can last and can bring you other values later, like money, networks, etc. Or it can be an immaterial investment: a training course, healthcare, new sports, etc. This will help you to grow up, to become better. This will open your mind.

Last but not least, for your well-being, it is very important to nourish a well-balanced relationship with money. To understand that money has its limits, to learn to control your spending impulsion, to enjoy moments, relationships instead of focusing on material, etc. Good mindset and healthy habits will bring you true happiness.


Về chuyện sống thử

Bài viết này bao gồm 6 phần:

1. Lợi ích của việc sống thử

2. Sex

3. Sống thử có làm tăng tỷ lệ ly dị?

4. Hậu quả tinh thần và xã hội của việc sống thử

5. Sống thử như thế nào?

6. Có phải cặp đôi nào yêu nhau cũng nên sống thử?

Thằng bạn mình sắp cưới vợ. Mình hỏi nó có run không, nó bảo: “Sống cùng nhau hai năm rồi, cưới chỉ là ký tờ giấy thôi có gì mà sợ.”

Ở bên này, yêu nhau sống cùng nhau trước khi cưới là chuyện bình thường. Theo một nghiên cứu của Trung tâm Xác suất Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NCHS), năm 2015, 67% các cặp vợ chồng hiện tại đã sống cùng nhau trước khi cưới. Nhiều phụ huynh khuyên con cái không nên cưới trước khi sống cùng nhau.

1. Lợi ích của việc sống thử

Lợi ích đầu tiên của việc sống thử là cho phép các cặp tìm hiểu sự hoà hợp lâu dài. Ai cũng có những suy nghĩ, thói quen mà phải sống cùng họ mình mới có thể biết được. Có người bừa bộn, về nhà cởi tất vứt mỗi chỗ một cái. Có người gọn gàng, nhìn quần áo trên sàn thôi cũng đã ngứa mắt. Có người đi ngủ sớm. Có người đi ngủ muộn. Có người thích vừa ăn vừa xem TV. Có người coi bữa ăn là thời gian riêng tư của hai người. Sống thử cho phép hai người phát hiện ra những điểm không tương đồng, và quan trọng hơn, là để xem hai người có yêu nhau đủ để có thể thoả hiệp, thay đổi cuộc sống cá nhân để có chỗ cho người kia không.

Thứ hai, sống thử cho phép các cặp yêu nhau thảo luận về cách phân bổ trách nhiệm. Nói xơi xơi “cưới xong anh sẽ giúp em làm việc nhà” thì dễ, nhưng phải ở cùng nhau cả năm trời thì mới biết được liệu người đó sẵn lòng giữ lời hứa hay không.

Và rồi trách nhiệm tài chính: một chủ đề các cặp yêu nhau ngại nói đến nhưng lại là một trong những lý do phổ biến nhất khiến các cặp vợ chồng bất hạnh. Mình thường xuyên nghe những lời than thở kiểu: “Lúc yêu nhau tưởng làm lắm tiền thế thì sẽ rộng rãi, ai ngờ cưới rồi mới phát hiện ra mua cái tăm thôi cũng chi li” hay chồng khó chịu với vợ vì lấy tiền của chung mang về biếu bố mẹ.

Con bạn mình chia tay với người yêu sau khi hai đứa bàn chuyện thuê nhà và nó phát hiện ra người yêu nói dối về số tiền mà anh chàng có. Nó không sợ yêu trai nghèo, nó chỉ không chấp nhận trai không trung thực. Phải sống cùng nhau, đưa ra các quyết định tài chính cùng nhau thì mới biết được ai rộng lượng, ai keo kiệt, ai trung thực, ai chỉ có “cái mã”.

Cho những người sống xa gia đình, sống với người mình yêu thương mang đến cho mình nhiều an ủi về mặt tinh thần. Đi làm căng thẳng đến đâu, tối về nhà có người ôm cho mình một cái, bao nhiêu muộn phiền dường như tan biến hết. Nếu ở một mình, có khi bạn ăn uống linh tinh, dở bữa, nhưng ở với ai đó, tự nhiên bạn ăn uống đúng giờ hơn và có động lực để ăn uống lành mạnh hơn. Những việc tẻ nhạt như đi chợ, nấu ăn, giặt quần áo cũng sẽ trở nên dễ chịu hơn nhiều.

2. Sex

Sống thử hàm ý rằng quan hệ tình dục. Việt Nam, đáng buồn, là một trong những quốc gia đi sau cùng thế giới về giáo dục giới tính. Ở nhà, các bậc phụ huynh cấm con cái quan hệ thay vì dạy chúng nó cách quan hệ an toàn. Ở trường, giáo viên đỏ mặt khi nói về chủ đề này, dạy qua loa cho có. Nhưng vì tình cảm không thể ngăn cấm được, Việt Nam đứng đầu châu Á và trong top 5 trên thế giới về tỷ lệ phá thai.

Yêu là một chuyện hết sức bình thường. Sex là một chuyện hết sức bình thường miễn là cả hai biết mình muốn gì, biết mình làm gì, biết nó sẽ để lại hậu quả gì, và có thể chấp nhận hậu quả đó.

Bạn chỉ nên quan hệ nếu đó là điều bạn muốn, chứ không phải vì nếu bạn không làm điều đó, người yêu sẽ bỏ bạn. Nếu người yêu bạn ép bạn hay dè bỉu bạn vì bạn không muốn, họ không phải là người tốt.

Nếu hai người quyết định quan hệ, mình chỉ hy vọng cả hai đặt câu hỏi: hai người sẽ làm gì nếu chẳng may có thai? Cùng nhau phá thai, cùng nhau nuôi con, hay một người làm tất cả còn người lại tham gia ở mức độ họ muốn?

Dĩ nhiên, cả hai phải dùng biện pháp tránh thai, nhưng không biện pháp tránh thai nào là hiệu quả 100%.

Bao cao su, dùng hoàn hảo, chỉ có tỉ lệ thành công là 98%. Nhưng trong đời sống thực, nhiều người không cẩn thận, nên tỉ lệ thành công chỉ là 85%. Điều đó có nghĩa là trong 100 người dùng bao cao su là biện pháp tránh thai duy nhất, 15 người sẽ có thai mỗi năm. Nếu bạn dùng cả thuốc tránh thai và bao cao su, tỷ lệ thành công lên tới 99.99%.

Đây là một câu hỏi khó, nhưng nếu bạn chưa sẵn sàng trả lời, bạn chưa sẵn sàng để quan hệ tình dục. Nếu hai người không thể đồng tình với nhau về câu trả lời, bạn không nên quan hệ tình dục. Và mình cũng nghĩ các bạn không nên quan hệ trước 18 tuổi, bởi 18 tuổi còn quá nhỏ để có thể trả lời câu hỏi này.

3. Sống thử có làm tăng tỷ lệ ly dị?

Tháng 10 năm 2018, Journal of Marriage and Family đưa ra kết luận dựa trên một nghiên cứu rằng tỷ lệ ly dị của các cặp vợ chồng sống cùng nhau trước khi cưới thấp hơn trong năm đầu tiên, nhưng cao hơn sau 5 năm. Nhiều báo chí truyền thống dựa vào nghiên cứu này để lên án việc sống thử.

Nhưng chỉ hai tuần sau, Council on Contemporary Families, một tổ chức phi lợi nhuận University of Texas at Austin, cũng dùng nghiên cứu đó để đưa ra kết luận ngược lại: sống cùng nhau trước khi cưới giảm tỷ lệ ly dị.

Lý do là nghiên cứu bao gồm con số thống kê từ 1950 đến hiện tại. Trong khoảng thời gian từ 1950 đến 1970, cả sống thử và ly dị vẫn còn chịu nhiều định kiến xã hội của Mỹ. Các cặp vợ chồng dám đi ngược định kiến xã hội để sống thử thì cũng sẽ dám đi ngược lại định kiến xã hội để ly dị, và vì vậy, tỷ lệ ly dị cho các cặp sống thử cao hơn trong thời gian này. Nhưng kể từ 2000, khi mà sống thử trở thành chuyện bình thường trong xã hội Mỹ, tỷ lệ ly dị cho các cặp đã sống thử trở nên thấp hơn.

Vẫn có những cặp đã sống thử rồi vẫn tiến tới hôn nhân ngay cả khi họ không phù hợp với nhau. Lý do có thể là “sống cùng nhau vài năm, không biết làm gì tiếp theo nên cưới”, “lỡ có con rồi nên cưới”, “phụ thuộc vào nhau nhiều rồi nên cưới”, hay “sợ chia tay không gặp được ai khác nên cưới.” Nếu không sống cùng nhau, chia tay ai về nhà người nấy. Sống cùng nhau, chia tay xong vẫn sẽ phải gặp nhau để chia chác đồ đạc, quyết định ai ở ai đi, và rồi đôi khi bởi đủ thứ phát sinh này, các cặp quay về với nhau vì lười, không cho họ cơ hội gặp người phù hợp với mình hơn.

Không phải cặp nào sống thử cũng sẽ tiến tới hôn nhân. Phần lớn các cặp sống thử sẽ nhận ra rằng họ không phù hợp với nhau, và chia tay là điều nên xảy ra. Khi hai người đến với nhau với ý định nghiêm túc và tôn trọng cuộc sống của nhau, nếu như hai người không sống được cùng nhau trước khi cưới, nhiều khả năng họ sẽ không thể sống cùng nhau sau khi cưới.

4. Hậu quả tinh thần và xã hội của việc sống thử

Ở Việt Nam, các cặp sống thử vẫn phải chịu nhiều định kiến từ xã hội. Nhiều bạn giấu gia đình và bạn bè chuyện sống cùng người yêu, để khi gặp rắc rối trong chuyện sống thử — ví dụ như bị lạm dụng, bạo hành, hay có thai ngoài ý muốn — họ không thể chia sẻ hay tìm sự giúp đỡ từ ai.

Sống cùng nhau thổi phồng những vấn đề của một mối quan hệ không lành mạnh. Nếu bạn yêu một người hay ghen, độc đoán, ở cùng nhà với họ dễ dẫn đến việc mọi khía cạnh cuộc sống của bạn đều bị kiểm soát. Nếu bạn yêu một người nhiều chiêu trò, bạn có thể dần dần đánh mất bản thân mà không hay. Nếu bạn yêu một người gia trưởng, sống cùng họ rất có thể biến bạn thành người hầu hạ họ.

Sau khi chia tay, những người đã từng sống thử, nhất là phụ nữ, rất có thể sẽ bị người mới đánh giá là dễ dãi. Mình biết một số trường hợp gia đình phản đối chuyện kết hôn vì cô dâu đã từng sống thử với người khác.

5. Sống thử như thế nào?

Sống cùng nhau là một bước tiến tự nhiên trong một mối quan hệ nghiêm túc. Ban đầu, hai người hẹn gặp nhau khoảng một, hai tuần một lần. Sau vài tuần, hai người muốn gặp nhau thường xuyên vào mỗi cuối tuần. Rồi gặp nhau hai, ba lần một tuần. Rồi hai người nhận ra họ dành phần lớn thời gian ở cùng nhau, nên họ chuyển vào sống cùng nhau. Thông thường, việc chuyển vào sống cùng nhau diễn ra sau khi yêu nhau ít nhất một năm.

Sống cùng nhau là cột mốc đánh dấu cam kết của hai người dành cho nhau. Mặc dù nó không đồng nghĩa với việc sẽ cưới, nó nên là bước đệm để hai người đánh giá sự hoà hợp lâu dài.

Nếu bạn biết chắc rằng bạn không muốn ở cùng ai đó lâu dài, bạn không nên sống thử với người đó. Đừng sống thử chỉ vì muốn quan hệ tình dục, để có người hầu hạ, hay để chia tiền phòng.

Bạn chỉ nên sống thử khi cả hai có thể tự lo cho cuộc sống của mình và có thể làm cho cuộc sống của người còn lại dễ dàng hơn. Bạn không nên sống cùng ai nếu như bạn sẽ phải phụ thuộc vào người đó, hay người đó phải phụ thuộc vào bạn.

Nếu chẳng may chia tay với ai, bạn không muốn để bản thân bị mắc kẹt ở cùng người đó. Thằng bạn mình ở cùng người yêu. Một lần nó về nhà bắt quả tang người yêu có người thứ ba. Hai người chia tay, nhưng nó vì không có tài chính ra ở riêng, đành tiếp tục ở chung nhà và phải thường xuyên đối mặt với bạn trai mới của người yêu cũ. Nó bảo mình rằng đó là thời gian kinh khủng nhất trong cuộc đời của nó.

Trong phần lớn trường hợp, các bạn sinh viên không nên sống thử, bởi họ chưa thể tự chủ cuộc sống của mình và cũng chưa đủ chín chắn để quyết định có muốn sống với ai lâu dài hay không. Theo mình, sinh viên là quãng thời gian để gặp gỡ nhiều người, yêu nhiều, trải nghiệm với nhiều mối quan hệ khác nhau để biết mình muốn một mối quan hệ như thế nào.

Khi sống cùng nhau, chi tiêu nhiều thứ cùng nhau, hai người cần có một cuộc hội thoại nghiêm túc về chia sẻ tài chính. Chi tiêu ở mức độ nào thì thoải mái cho cả hai? Ai trả tiền cho cái gì? Cái gì tiêu chung, cái gì tiêu riêng? Có cặp muốn liệt kê tất cả mọi thứ rồi chia nhau trả tiền đến từng xu. Có cặp theo kiểu mỗi người chịu trách nhiệm về một khoản, như một người trả tiền nhà, người còn lại chịu tiền ăn uống điện nước.

Sống cùng nhau không đồng nghĩa với việc bạn phải làm mọi thứ cùng nhau. Bạn cần phải duy trì cuộc sống của chính mình để có thể phát triển bản thân và không trở thành gánh nặng cho người còn lại. Bạn vẫn nên có bạn bè của chính bạn, vẫn có thể ra ngoài mà không cần xin phép, vẫn tự lập tài chính, vẫn có thể chơi với người khác giới, vẫn có thể dành thời gian tập trung vào sự nghiệp. Ai đó yêu bạn bởi vì bạn là bản thân bạn. Nếu bạn đánh mất bản thân bạn, người đó còn gì để yêu?

Bạn cũng không nên giấu bạn bè chuyện sống thử. Nếu bạn phải giấu bạn thân của bạn điều gì đó, thì hoặc là điều đó là sai, hoặc là bạn thân của bạn không thân như bạn nghĩ.

6. Có phải cặp đôi nào yêu nhau cũng nên sống thử?

Mặc dù sống thử có nhiều lợi ích, nó cũng nhiều điểm bất cập. Bản thân mình đã từng sống cùng bạn trai và mình không thích. Mình là đứa cần rất nhiều thời gian cho bản thân để suy nghĩ, để làm việc, để viết lách. Sống cùng người khác cho mình rất ít thời gian đó.

Một cách sống khá phổ biến với bạn bè mình là hai người tuy không ở cùng nhau chọn căn hộ gần nhau, thậm chí cùng khu chung cư, để có thể dành nhiều thời gian bên nhau, nhưng vẫn có thể về nơi của riêng mình mỗi khi cần không gian riêng.

Bài viết dài, mình tóm tắt lại mấy điểm:

– Sống thử có nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều điểm bất cập và vẫn còn chịu nhiều định kiến của xã hội.

– Sống thử không làm tăng tỷ lệ ly hôn.

– Sống thử không đồng nghĩa với việc cưới, nhưng nên là bước đệm để hai người đánh giá sự hoà hợp lâu dài.

– Chỉ nên sống thử khi bạn có thể tự chủ về cuộc sống của chính mình và có thể giúp cuộc sống của người còn lại trở nên dễ dàng hơn.

– Không phải cặp nào yêu nhau cũng nên sống thử.

– Sinh viên càng không nên sống thử.

– Sống cùng nhau nhưng vẫn phải duy trì cuộc sống riêng.


Tháng trước mình đi ăn trưa với bạn mình và sếp của nó. Sếp của nó muốn mình về làm nên cứ kêu mình lên phỏng vấn. Mình nghe sếp nó khen thì ngại nên bảo: “Thực ra nhìn ngoài em vậy thôi chứ bên trong em dở lắm chả biết có đủ tiêu chuẩn của bên công ty anh không.”

Lúc ăn xong chỉ còn 2 đứa, thằng bạn mình mới hỏi: “Sao vừa này sếp tao kêu mày vào làm mày lại nói thế? Lúc người ta đang cân nhắc mày thì mày phải tự tin cho người ta tin tưởng mày hơn chứ sao lại tự dìm hàng bản thân như vậy?”

Mình cứ nghĩ về cái nó nói suốt từ hôm đó, và nhận ra rằng cái tự dìm mình xuống đã gây cho mình mất đi bao nhiêu cơ hội. Ví dụ, một hội thảo ở Ý mời mình sang nói chuyện, mình thích bỏ xừ nhưng trả lời: “Nhìn những diễn giả khác toàn người xuất sắc như vậy tôi sợ tôi không đủ tiêu chuẩn.” Hội thảo trả lời lại là họ nghĩ mình đủ tiêu chuẩn nhưng nếu mình không tự tin nói về chủ đề này thì hẹn dịp khác vậy.

Cái này có lẽ là do từ nhỏ, mình đã được dạy phải * khéo *, lúc nào cũng phải nâng người khác lên, hạ mình xuống. Tự tin nói mình có thể làm gì thì bị chửi ngay “nói trước bước không qua”. Xong rồi thỉnh thoảng còn được khuyên là con gái giỏi quá khó lấy chồng nên bơn bớt cái miệng đi.

Đàn ông khoe chiến tích này nọ thì được các đồng chí tung hộ, mời hết ly này ly kia. Đàn bà kể thành tích của mình bị chửi luôn là vô duyên.

Hôm nay, lúc đang ngồi soạn thư trả lời một nhà nghiên cứu mà mình vô cùng hâm mộ, mình định nói: “Tôi là fan hâm mộ các công trình nghiên cứu của anh. Tôi không biết liệu bản thân có bao giờ làm được cái gì ý nghĩa như vậy không.” Nghĩ lại, mình xoá câu thứ hai đi. Mình không phải hạ bản thân mình xuống để khen người khác.

Thế gian bao nhiêu người cố gắng dìm mình xuống, bản thân mình không nâng mình lên thì ai nâng cho?